Bà bầu có uống được sâm không? Ý kiến Chuyên Gia

Nhân sâm đã không còn là thảo dược xa lạ với những ai quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, với những đối tượng đang trong thời kỳ nhạy cảm như mẹ bầu hay phụ nữ đang cho con bú thì liệu việc dùng sâm có nên hay không? Hãy cùng Siêu Thị Sâm Thịnh Phát tìm hiểu bà bầu có uống được sâm không qua bài viết dưới đây!

Có nên dùng nhân sâm Hàn Quốc cho bà bầu không?

1. Nhân sâm Hàn Quốc mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe?

1.1 Tìm hiểu về nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm Hàn Quốc, có tên khoa học là Panax ginseng, là một loại thảo dược quý hiếm và rất khó trồng. Giống nhân sâm châu á này được trồng chủ yếu ở vùng Cao Ly nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc.

Nhân sâm được xem là bảo vật của đất nước Hàn Quốc với công dụng bồi bổ và cải thiện sức khỏe con người. Các sản phẩm nhân sâm được chế biến thành nhiều loại khác nhau nhằm phù hợp với từng đối tượng sử dụng, trong đó phổ biến nhất là hồng sâm, hắc sâm, bạch sâm.

Cách đây hàng ngàn năm, nhân sâm đã được y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc quý để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Ngày nay, y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận các dược chất trong nhân sâm có tác dụng tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể hệ miễn dịch, chống viêm, làm chậm lão hóa tế bào,....

Tuy nhiên, vì dược tính khá mạnh nên không phải ai cũng dùng được nhân sâm. Đặc biệt, nhân sâm là thảo dược có tính hoạt huyết cao, nên một số đối tượng sẽ không phù hợp để sử dụng. Do đó, việc dùng nhân sâm không đúng cách có thể khiến bạn gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Nhân sâm Hàn Quốc là loại thảo dược quý rất được ưa chuộng

Nhân sâm Hàn Quốc là loại thảo dược quý rất được ưa chuộng

1.2 Tác dụng của nhân sâm Hàn Quốc

Dưới đây là những lợi ích của nhân sâm Hàn Quốc đã được các nhà khoa học chứng minh:

  • Tăng cường tuần hoàn máu, giảm hiện tượng tụ huyết và tập kết tiểu cầu. Uống nước sâm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, điều hòa nhịp tim.
  • Ngăn chặn sự xâm nhập của gốc tự do, ức chế quá trình phát triển của tế bào u bướu. Sử dụng hồng sâm giúp phòng ngừa, hỗ trợ giảm kích thước khối u.
  • Ức chế các hoạt chất làm tăng đường huyết, từ đó hỗ trợ phòng ngừa và điều chỉnh đường trong máu.
  • Nhân sâm có thể hạ huyết áp nhờ cơ chế làm giảm áp lực thành mạch. Uống nước sâm có công dụng phòng ngừa, cải thiện cao huyết áp.
  • Nhân sâm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Sử dụng nước nhân sâm có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, dưỡng nhan.
  • Ginsenoside trong nhân sâm kích hoạt các kháng thể sản sinh nhiều hơn, giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh do lão hóa và thời tiết, môi trường.
  • Nhân sâm giúp tăng cường nội tiết tố cho cả nam và nữ giới, giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ, tăng sự tự tin và phong độ cho phái mạnh.

Nhân sâm mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ

Nhân sâm mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ

2. Mẹ bầu mang thai được uống nước sâm không?

Có nên dùng nhân sâm cho phụ nữ mang thai không?” là câu hỏi hiện đang được rất nhiều người quan tâm vì họ nhận thấy những công dụng tuyệt vời của loại thảo dược này cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, thực hư chuyện uống nhân sâm tốt cho bà bầu là hoàn toàn không có căn cứ khoa học. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào chứng minh những lợi ích mà nhân sâm mang lại cho đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú. 

Ngược lại, việc bà bầu uống sâm còn tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé. Theo BS. Hoàng Xuân Đại thì nhân sâm là một vị thuốc quý, song đó không phải là thứ “vạn linh chi dược” nên không thể sử dụng tùy tiện [1]. Các chuyên gia cũng đã khuyến cáo rất nhiều tác hại của việc uống nước sâm khi đang mang thai, cụ thể là:

2.1 Chảy máu âm đạo và tăng nguy cơ sảy thai

Đối với phụ nữ mang thai, nhân sâm không phải là loại thức uống lý tưởng vì nó có thể gây ra các rủi ro như chảy máu âm đạo, sảy thai. Nguyên nhân do hiệu ứng estrogen thực vật ở hồng sâm gây co bóp tử cung và tác động lên niêm mạc âm đạo gây xuất huyết. 

Ngoài ra, nhân sâm cũng có tính hoạt huyết khiến máy dễ chảy hơn trong quá trình thai làm tổ. Vì thế, phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tuyệt đối không nên dùng các sản phẩm chứa nhân sâm.

2.2 Làm tăng các triệu chứng ốm nghén

Trong giai đoạn bầu bí, nhiều chị em khó tránh khỏi tình trạng ốm nghén, dẫn tới mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn và nôn. Mặc dù nước sâm có công dụng giúp người bình thường giảm các triệu chứng mệt mỏi để khỏe khoắn, tỉnh táo hơn, nhưng nó cũng có tác dụng phụ là gây nôn nao, đau đầu ở những thể trạng quá yếu. 

Cơ thể thai phụ lại đặc biệt nhạy cảm, rất dễ khiến tình trạng ốm nghén nặng thêm nếu uống sâm. Hậu quả là mẹ bầu suy nhược cơ thể, không tốt cho cả mẹ lẫn con.

Phụ nữ đang mang thai được khuyên không nên uống nhân sâm

Phụ nữ đang mang thai được khuyên không nên uống nhân sâm

2.3 Nguy cơ thai nhi bị dị tật

Đây là một trong những lý do không nên dùng sâm cho bà bầu. Ginsenoside trong nhân sâm được xem là dược chất quý giá cho người bình thường nhưng nó lại cực kỳ có hại cho phụ nữ mang thai. Hoạt chất này có thể gây tổn hại đến sự phát triển não, chân tay, mắt của thai nhi và gây ra các dị tật. 

2.4 Uống sâm gây tiêu chảy cho thai phụ

Bà bầu uống nước sâm Hàn Quốc được không? Một trong những tác hại dễ nhận thấy nhất khi bà bầu uống sâm là gặp hiện tượng tiêu chảy. Các hoạt chất trong sâm có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. 

Mẹ bầu nào có đường ruột kém càng có nguy cơ cao bị tiêu chảy cao hơn nếu uống nước nhân sâm. Hậu quả là cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ và nguy hiểm đến thai nhi.

Nguy cơ tiêu chảy, sẩy thai có thể xảy ra nếu bà bầu lạm dụng nhân sâm

Nguy cơ tiêu chảy, sẩy thai có thể xảy ra nếu bà bầu lạm dụng nhân sâm

3. Cảnh báo về việc sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai

  • Đặc tính chống đông máu (làm loãng máu) của nhân sâm có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh cho trẻ.
  • Nhân sâm có thể làm rối loạn giấc ngủ của thai phụ và khiến tâm trạng thay đổi.
  • Loại thảo mộc này cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, gây chóng mặt và buồn nôn khi mang thai.
  • Nhân sâm có thể ngăn chặn quá trình đông máu bình thường trong và sau khi mang thai.
  • Nhân sâm có thể làm giảm tác dụng của bất kỳ loại thuốc nào do bác sĩ phụ khoa kê đơn.
  • Nhân sâm có thể gây tiêu chảy, khô miệng, nhức đầu, mất nước và mệt mỏi.
  • Nhân sâm có thể làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức với những phụ nữ trong quá trình sinh mổ.

4. Phụ nữ nên uống sâm trong những giai đoạn nào?

Ngoài thời điểm đang mang thai và cho con bú, hầu như nhân sâm đều an toàn với các chị em phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là những giai đoạn sau:

4.1 Phụ nữ sau tuổi 25

Như mọi người cũng biết, giai đoạn sau tuổi 25 sức khỏe và làn da phái đẹp phải chịu áp lực của sự lão hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Nhân sâm và các chế phẩm của nó đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa, phòng ngừa lão hóa, giúp phái đẹp luôn tươi trẻ, giữ được thanh xuân rạng rỡ. Dùng nhân sâm thường xuyên cũng giúp kinh nguyệt ổn định hơn, giảm đau bụng trong thời kỳ hành kinh hiệu quả.

4.2 Chị em đang muốn có con

Một số Ginsenoside trong nhân sâm, đặc biệt là hồng sâm đã được chứng minh có tác dụng tương tự như Estrogen tự nhiên. Với những chị em phụ nữ khó có thai do kinh nguyệt không đều, nội tiết thiếu hụt thì việc dùng nhân sâm sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này. Cả chồng và vợ đều có thể áp dụng cách dùng nhân sâm để tăng cường nội tiết tố, hưng phấn hơn trong chuyện vợ chồng và tăng khả năng thụ thai.

Các cặp vợ chồng đang mong có em bé nên cùng nhau sử dụng nhân sâm

Các cặp vợ chồng đang mong có em bé nên cùng nhau sử dụng nhân sâm

4.3 Phụ nữ độ tuổi trung niên

Khi bước vào độ tuổi trung niên, nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt với các triệu chứng tiền mãn kinh ngày càng rõ rệt, biểu hiện nhất là đau đầu, bốc hỏa, khô hạn, rụng tóc, loãng xương,... Lúc này, nhân sâm Hàn Quốc chính là giải pháp lý tưởng để cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, giúp các chị em luôn khỏe khoắn, tự tin và hạnh phúc.

5. Các loại nước nên và không nên uống trong thời kỳ mang thai

5.1 Loại nước nào bạn nên uống khi mang thai?

  • Sữa

Đây là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất bổ dưỡng như: Canxi, protein, các loại vitamin, chất béo,… bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cả mẹ và bé. Bạn nên chọn những loại sữa đã qua tiệt trùng, tốt nhất vẫn là sữa dành riêng cho bà bầu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

  • Trà bông cúc nhãn nhục

Uống trà bông cúc nhãn nhục là cách làm mát tự nhiên cho cơ thể, tránh tình trạng phát ban do nhiệt từ bên trong, đồng thời khử độc, kháng khuẩn. Ngoài ra, trà bông cúc nhãn nhục còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về đường, cao huyết áp khi mang thai. Các chất chống oxy hóa tự nhiên sẽ tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Sữa là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai

Sữa là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai

  • Nước gạo lứt

Dùng nước gạo lứt rang cùng với gừng có tác dụng hỗ trợ giảm ốm nghén. Ngoài ra, sterol và steroid còn giúp tăng hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng. Nước gạo lứt rang cũng có tác dụng ổn định huyết áp của bà bầu, tránh gặp phải tai biến sản khoa như tiền sản giật, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

5.2 Các loại nước không nên uống khi mang thai

  • Nước chưa đun sôi

Nước chưa đun sôi làm tăng khả năng mắc bệnh u trực tràng và u bàng quang đến 38% do chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Các vi khuẩn Chloroform và Halogenated Hydrocarbon còn làm tăng nguy cơ tiêu chảy, dị dạng thai nhi.

  • Nước có ga và caffeine

Nước có ga làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy sinh non tăng đến 25% so với người không uống. Tuy nhiên, nếu muốn uống, bạn vẫn có thể uống nước có ga không đường hoặc không chứa chất tạo ngọt, nhưng không nên uống quá nhiều.

Cà phê là nước có chứa nhiều caffeine, nó không phải là loại thức uống tốt cho phụ nữ mang thai vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ, khiến trẻ sinh nhẹ cân hơn.

  • Nước đá lạnh

Để giải khát, nhiều mẹ bầu thường chọn uống nước đá lạnh. Tuy nhiên, dùng nước đá thường xuyên sẽ khiến các mạch máu ở cổ tử cung bị có thắt lại, làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở thai nhi. Ngoài ra, nước đá lạnh còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, dễ gây ra đau bụng, khó tiêu.

Các chị em nên hạn chế uống đá lạnh khi mang thai

Các chị em nên hạn chế uống đá lạnh khi mang thai

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về việc bà bầu uống sâm có được không. Thay vì tẩm bổ bằng nhân sâm trong thai kỳ, chị em có thể bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hoặc các loại viên uống dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng nhân sâm hay các chế phẩm từ nhân sâm như hồng sâm, hắc sâm,... Quý khách có thể liên hệ hotline 0907799988 (điện thoại/ zalo) hoặc truy cập website Sieuthithinhphat.com. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của Siêu Thị Sâm Thịnh Phát sẵn sàng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của Quý khách hàng.

Tác giả: Ngọc Trâm 
Nguồn tham khảo: BV Vinmec, Nih.gov

[1] BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI (2016, June 01). Nhân sâm, không thể dùng tùy tiện. Sức Khỏe & Đời Sống.

Sản phẩm đã xem

Tổng 0 sản phẩm

Xóa tất cả

Chưa có sản phẩm nào được xem gần đây

Vui lòng nhập từ tìm kiếm

Thông báo

Nội dung

Close

Vui lòng đợi